Ở các nước phương Tây thì máy rửa bát là thiết bị gia đình quen thuộc và phổ biến nhưng ở Việt Nam hay các một số nước phương Đông vẫn chưa thực sự được tiếp nhận. Một phần vì chi phí cao và người tiêu dùng lo lắng tốn kém điện nước, không đảm bảo như rửa bằng tay. Tuy nhiên điều này có hoàn toàn đúng? Cùng tham khảo bài viết sau nhé.
Xem thêm:
So sánh rửa bát bằng tay và bằng máy rửa bát cách nào tốt hơn?
Ở phương Tây, máy rửa bát rất quen thuộc với nhiều gia đình, nhưng với các khu vực khác, đặc biệt là các nước phương Đông, thói quen này vẫn khó được nhiều người tiếp nhận. Lý do thường là chi phí cao, lo lắng về tốn điện, nước... Chuyên trang công nghệ của Sina mới đây đã thực hiện một loạt thử nghiệm thực tế để minh chứng tính xác thực của các lo lắng này.
1. Máy rửa bát không tốn nước như nhiều người vẫn tưởng
Để so sánh, một lượng bát đĩa bẩn đã được đưa ra để cho một phụ nữ có quan niệm tiêu cực về máy rửa bát "xử lý" bằng tay theo cách truyền thống. Các chất bẩn bao gồm nhiều loại dầu, mỡ mô phỏng như sau một bữa ăn thông thường. Sau 19 phút, người phụ nữ đã rửa sạch và dùng hết khoảng 22 lít nước.
Sau đó, cũng lượng bát đĩa này được đưa qua xử lý bởi bảy loại máy rửa bát với các thương hiệu khác nhau như Siemens, Galanz, Boss, Hair, Vantage... Kết quả cho thấy ba máy rửa bát tiêu tốn từ 9 đến 12 lít nước, còn lại bốn loại tiêu tốn 5 đến 7 lít nước. Có thể nói, so với rửa bằng tay theo cách truyền thống, không phải tráng lại quá nhiều lần, các máy rửa bát có thể tiết kiệm được một lượng nước đáng kể cho người sử dụng.
2. Không tiêu tốn nhiều điện năng
Máy rửa bát Daiwa 6 bộ để bàn
Thí nghiệm cũng cho thấy điện năng tiêu thụ tỷ lệ thuận với số lượng và kích thước của chén đĩa cần làm sạch.Kiểm tra về điện năng trong quá trình thử nghiệm, ba dòng máy rửa bát có mức tiêu thụ khoảng 1 kWh, còn các dòng máy để bàn hoặc loại âm tủ chỉ tiêu thụ từ 0,3 đến 0,5 số điện. Mức tiêu thụ này được xem là hợp lý và thấp hơn nhiều so với các thiết bị gia dụng khác trong gia đình.
3. Vấn đề đảm bảo sức khỏe
Để xác thực quan điểm trên, hai bộ đồ ăn vừa được rửa bằng tay và bằng máy để trong cùng điều kiện nhiệt độ và độ ẩm sau 24 giờ được đem đi kiểm tra vệ sinh. Kết quả cho thấy bộ đồ ăn được rửa bằng tay chứa nhiều vi khuẩn đáng kể hơn so với mẫu rửa bằng máy. Nguyên nhân một phần đến từ giẻ rửa bát, do một phần vi khuẩn được truyền lại cho chính bát đĩa trong quá trình vệ sinh. Trong khi đó, máy rửa chén trong quá trình làm sạch đã qua một lần khử trùng nhờ nhiệt độ cao. Trong thực tế, việc rửa bát đĩa bằng tay ngoài việc tiêu tốn khá nhiều nước do phải tráng rửa nhiều lần còn mang tới những rủi ro âm thầm về sức khỏe. Nơi tích tụ nhiều vi khuẩn và mầm bệnh nhất chính là các loại khăn, giẻ rửa bát bởi thường khó có thể làm sạch chúng hoàn toàn sau khi sử dụng.
Ngoài ra, các loại chất tẩy rửa nếu tiếp xúc trong thời gian dài cũng gây ảnh hưởng không tốt tới da tay và sức khỏe.
4. Tiết kiệm thời gian
Nếu tính thời gian trung bình một lần rửa bát bằng tay tốn 30 phút mỗi ngày, hai lần một ngày, trong một năm người dùng sẽ tốn khoảng 5.500 phút, tương đương 3 ngày 20 giờ chỉ để xử lý bát đĩa bẩn. Trong khi đó tính ừ lúc bắt đầu có thể rửa bát từ 10 tuổi tới năm 60 tuổi, tương đương với việc một người phụ nữ trong đời đã dùng hết 192 ngày chỉ làm bạn với chén đĩa bẩn. Đây cũng là một trong các số liệu đáng lưu tâm, nhất là trong nhịp sống hiện đại đang ngày càng trôi nhanh và mỗi phút giây đều rất quý giá.
Mặc dù đây chỉ là một con số tương đối nhưng cũng có thể cho thấy các chị em phụ nữ phải tốn thời gian quý giá vào một công việc không có ý nghĩa mà vẫn chưa thực sự đảm bảo vấn đề sức khỏe. Vậy tại sao không sử dụng máy rửa bát để nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình? Tham khảo sản phẩm tại đây hoặc liên hệ ngay hotline 0934 567 256 để được tư vấn miễn phí nhé!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét